Tủ an toàn sinh học

(Showing all 6 results)

Tủ an toàn sinh học là một loại tủ có vai trò vô cùng quan trọng trong các phòng thí nghiệm, phòng xét nghiệm của các đơn vị y tế, dược phẩm, nghiên cứu… Vậy có bao giờ bạn thắc mắc tủ an toàn sinh học là gì? Tại sao phải sử dụng tủ an toàn sinh học? Nếu không sử dụng tủ an toàn sinh học có sao không? Mua ở đâu tủ an toàn sinh học để đảm bảo chất lượng.? Cùng Airtech Thế Long tìm hiểu thông qua bài viết này để có câu trả lời nhé. 

Tủ an toàn sinh học (ATSH) là gì?

Tủ an toàn sinh học (tên tiếng anh Biosafety Cabinet (BSC) là loại tủ thao tác kín trong phòng thí nghiệm, xét nghiệm…. bảo vệ an toàn người sử dụng, mẫu thao tác và môi trường trước các tác nhân lây nhiễm sinh học như: vi rút, vi khuẩn, nấm…

Khi làm việc với các loại tác nhân nguy hiểm này, người  thao tác có nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh từ các loại vi rút, vi khuẩn này rất cao. Sử dụng tủ an toàn  sinh học giúp bảo vệ người thao tác, mẫu thử, môi trường một cách an toàn nhất.

Nguyên lý hoạt động – cấu tạo của tủ an toàn sinh học (ATSH)

Tủ an toàn sinh học hoạt động dựa trên nguyên lý kiểm soát không khí thông qua màng lọc HEPA để tạo ra một không gian làm việc an toàn cho người sử dụng. 

Cụ thể, với tủ an toàn sinh học cấp II, không khí trong phòng sẽ được hút đi vào khe tủ, sau đó đi qua màng lọc HEPA rồi cung cấp ngược trở lại khoang làm việc (khoảng 70%); 30% lượng khí còn lại sẽ được thải ra ngoài tủ.

Một tủ an toàn sinh học cơ bản bao gồm các bộ phận chính như:

Hệ thống lọc HEPA (High-Efficiency Particulate Air): Loại lọc này giúp loại bỏ hầu hết các hạt vi khuẩn, virus, và các tác nhân sinh học khác có trong không khí.

Hệ thống lưu thông không khí: Không khí trong tủ được hút và tuần hoàn qua bộ lọc, tạo ra không gian an toàn cho người sử dụng và mẫu vật.

Khung tủ và cửa kính: Được thiết kế sao cho dễ dàng quan sát và thao tác mà không làm ảnh hưởng đến an toàn.

Bộ điều khiển và hiển thị: Giúp giám sát các yếu tố như tốc độ không khí, độ lọc và tình trạng hoạt động của tủ.

An toàn sinh học (ATSH) là gì? Tại sao cần sử dụng tủ an toàn sinh học?

An toàn sinh học là một lĩnh vực khoa học và các biện pháp phòng ngừa nhằm bảo vệ con người, động vật, thực vật, và môi trường khỏi những mối nguy hiểm do các tác nhân sinh học gây ra. Các tác nhân này có thể là vi sinh vật (vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng), các yếu tố di truyền, hoặc các sinh vật biến đổi gen.

Sử dụng tủ an toàn sinh học để đảm bảo an toàn là rất quan trọng. Nếu không sử dụng tủ an toàn sinh học để ngăn ngừa sự phát tán của mầm bệnh trong không khí, vi khuẩn hoặc virus có thể dễ dàng lây lan ra môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến các nhân viên và cộng đồng qua da, mắt, hoặc đường hô hấp. 

Đăc nếu không có tủ an toàn, mẫu vật có thể bị nhiễm bẩn từ không khí hoặc tiếp xúc với các vật dụng bẩn, làm sai lệch kết quả nghiên cứu  gây tổn thất tài chính và thời gian.

Trong môi trường bệnh viện, tủ an toàn sinh học cũng giúp hạn chế sự phát tán của vi khuẩn, virus trong từ đó giảm nguy cơ lây nhiễm cho bác sĩ, bệnh nhân.

Trong sản xuất vắc-xin và dược phẩm, nếu không sử dụng tủ an toàn sinh học, các sản phẩm có thể bị ô nhiễm, dẫn đến các lô hàng bị hỏng hoặc không đạt chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Tóm lại, sử dụng tủ an toàn sinh học là điều rất quan trọng trong việc duy trì một môi trường làm việc an toàn, hiệu quả và tuân thủ các tiêu chuẩn y tế và nghiên cứu..

Các cấp độ an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm

Trong khuôn khổ bài viết này, Airtech Thế Long gửi đến quý khách nguy cơ lây nhiễm sinh học theo tiêu chuẩn CDC của Mỹ, cụ thể như sau: 

 CDC phân loại các nguy cơ an toàn sinh học (BioSafety Level – BSL) thành 4 mức. Mỗi mức độ có yêu cầu cụ thể các điều kiện ngăn chặn cần được áp dụng bao gồm các thiết bị thao tác an toàn, các bước thực hành trong phòng thí nghiệm cũng như thiết kế an toàn của công trình xây dựng. Bốn nhóm nguy cơ sinh học từ BSL-1 đến BSL-4 như sau:

Nhóm nguy cơ 1 (BSL-1)

   Không có hoặc nguy cơ lây nhiễm cá thể và cộng đồng thấp. Các vi sinh vật thường không có khả năng gây bệnh cho người hoặc động vật. Ví dụ: vi khuẩn Bacillus subtilis, Naegleria gruberi

Nhóm nguy cơ 2 (BSL-2)

   Có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể nhưng ít có nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng. Có khả năng gây bệnh cho người hoặc động vật, nhưng không trở thành mối nguy hiểm lớn đối với người thao tác, cộng đồng, vật nuôi. Khả năng lây truyền trong cộng đồng thấp. Có phương pháp dự phòng và điều trị hiệu quả. Ví dụ: vi rút Viêm gan B, cúm A/H1N1, khuẩn tả,…

Nhóm nguy cơ 3 (BSL-3)

   Nguy cơ lây nhiễm cho cá thể cao, nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng thấp: Tác nhân gây bệnh thường gây bệnh nặng cho người và động vật, tuy nhiên trong điều kiện bình thường thì không lây nhiễm từ cá thể này sang cá thể khác. Có biện pháp điều trị và phòng chống hiệu quả. Ví dụ: vi rút cúm A/H5N1, SARS, vi khuẩn than…

Nhóm nguy cơ 4 (BSL-4)

   Nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng cao: Tác nhân gây bệnh thường gây bệnh nặng cho người và động vật, đồng thời dễ lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Chưa có các biện pháp điều trị và phòng chống hiệu quả. Vi dụ như virus Ebola.

Tiêu chuẩn tủ an toàn sinh học

Hiện nay, trên thế giới, tủ an toàn sinh học (Biological Safety Cabinets – BSC) được đánh giá và kiểm tra theo các tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo tính hiệu quả trong việc bảo vệ người sử dụng, bảo vệ mẫu vật, và bảo vệ môi trường khỏi các tác nhân sinh học nguy hiểm. Các tiêu chuẩn chính được áp dụng bao gồm:

NSF/ANSI 49 – Tiêu chuẩn của National Sanitation Foundation (NSF):

NSF quy định các yêu cầu kỹ thuật cho các loại tủ an toàn sinh học, bao gồm

Khả năng lọc không khí: Đảm bảo tủ có hệ thống lọc không khí HEPA hoặc ULPA hiệu quả, giúp loại bỏ các mầm bệnh và tác nhân sinh học nguy hiểm.

Chức năng bảo vệ: Đảm bảo tủ có khả năng bảo vệ người sử dụng khỏi tác nhân sinh học trong quá trình làm việc.

Kiểm tra hiệu suất: Cung cấp phương pháp để kiểm tra và đánh giá hiệu suất của tủ, đảm bảo tủ hoạt động đúng chức năng.

EN 12469 – Tiêu chuẩn Châu Âu:

EN 12469 là tiêu chuẩn Châu Âu quy định yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra đối với tủ an toàn sinh học. Tiêu chuẩn này tương tự như NSF 49, nhưng được điều chỉnh để phù hợp với các quy định và yêu cầu của Châu Âu.

Tiêu chuẩn EN 12469 đánh giá các yếu tố như hiệu suất lọc không khí, mức độ bảo vệ người sử dụng và mẫu vật, khả năng ngăn ngừa ô nhiễm chéo, và kiểm tra các yếu tố khác như tốc độ gió và sự phân bố không khí trong tủ.

Tổ chức Y Tế Thế Giới – WHO

Mặc dù WHO không ban hành tiêu chuẩn cụ thể cho tủ an toàn sinh học, nhưng các tổ chức y tế và phòng thí nghiệm quốc tế vẫn dựa vào các hướng dẫn của WHO về an toàn sinh học. WHO cung cấp các hướng dẫn và quy định cho các phòng thí nghiệm làm việc với tác nhân sinh học nguy hiểm, bao gồm việc sử dụng tủ an toàn sinh học để bảo vệ người sử dụng khỏi các mối nguy hiểm sinh học.

Các tiêu chuẩn này giúp đảm bảo rằng tủ an toàn sinh học hoạt động hiệu quả trong việc bảo vệ người sử dụng, mẫu vật, và môi trường khỏi các tác nhân sinh học nguy hiểm, đồng thời đảm bảo sự tuân thủ các quy định về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Phân loại tủ an toàn sinh học phổ biến nhất hiện nay

Có nhiều tiêu chí để phân biệt các loại tủ an toàn sinh học khác nhau.Theo tiêu chuẩn NSF Mỹ, tủ an toàn sinh học được chia làm 3 cấp I, cấp II, cấp III. Riêng với  tủ an toàn sinh học cấp II (loại phổ biến nhất) còn được phân loại thêm theo các cấp độ A1, A2, B1, B2.

Tủ an toàn sinh học cấp độ I (Class I)

Chức năng bảo vệ: Bảo vệ người sử dụng và môi trường nhưng không bảo vệ mẫu vật thí nghiệm.

Thiết kế: Tủ có một luồng không khí lấy từ phòng thí nghiệm và được hút vào tủ qua các bộ lọc HEPA (High-Efficiency Particulate Air), sau đó thải ra ngoài. Không khí lưu thông chủ yếu qua cửa vào và không khí không được giữ lại trong tủ.

Ứng dụng: Dùng cho công việc với các tác nhân sinh học mức độ thấp, không gây nguy hiểm cao cho người sử dụng hoặc môi trường

Tủ an toàn sinh học cấp độ II (Class II)

Chức năng bảo vệ: Bảo vệ người sử dụng, môi trường và mẫu vật thí nghiệm.

Thiết kế: Có hệ thống luồng không khí laminar (đều) và bộ lọc HEPA ở cả hai bên (trước và sau). Không khí lưu thông qua bộ lọc, một phần khí sạch được tuần hoàn lại trong tủ, trong khi phần còn lại được thải ra ngoài. Tủ này cũng tạo ra một không gian làm việc có áp suất âm để giữ mẫu vật an toàn.

Ứng dụng: Đây là loại tủ an toàn sinh học phổ biến, dùng cho công việc với các mẫu vật có mức độ nguy hiểm từ mức độ thấp đến trung bình (ví dụ vi khuẩn, virus, tế bào gốc).

Đây là loại tủ được ứng dụng rộng rãi và phổ biến nhất hiện tại. Tủ an toàn sinh học cấp II lại được phân loại thành các cấp độ A1, A2, B1, B2 cụ thể

Tủ an toàn sinh học cấp 2 A1: Tủ an toàn sinh học A1 sử dụng hệ thống không khí có luồng khí được hút vào từ phía trước và được lọc qua bộ lọc HEPA trước khi tuần hoàn lại trong tủ. 

Tủ an toàn sinh học cấp 2 A2: Tủ an toàn sinh học A2 có nguyên lý hoạt động tương tự như A1 nhưng với lưu thông không khí mạnh hơn. Tủ A2 cũng sử dụng bộ lọc HEPA, nhưng hệ thống không khí được hút vào từ phía trướcphần không khí thải ra ngoài phòng thí nghiệm sẽ được lọc qua bộ lọc HEPA trước khi ra ngoài.

Tủ an toàn sinh học cấp 2 B1: Tủ B1 có nguyên lý hoạt động đặc biệt trong việc loại bỏ không khí ra ngoài môi trường. Không khí được hút vào từ phía trước, sau đó được lọc qua bộ lọc HEPAthải ra ngoài phòng thí nghiệm. Điều này tạo ra một áp suất âm trong tủ và bảo vệ mẫu vật khỏi bị nhiễm bẩn từ môi trường bên ngoài.

Tủ an toàn sinh học cấp 2 B2: Tủ B2 có nguyên lý hoạt động mạnh mẽ nhất trong số các loại tủ an toàn sinh học cấp II. Không khí trong tủ được hút vào qua phía trước, sau đó được lọc qua bộ lọc HEPA. Sau khi lọc, tất cả không khí trong tủ đều được thải ra ngoài phòng thí nghiệm qua hệ thống lọc HEPA khác.

Tủ an toàn sinh học cấp độ III (Class III)

Chức năng bảo vệ: Cung cấp bảo vệ tuyệt đối cho người sử dụng, môi trường và mẫu vật thí nghiệm. Đây là loại tủ an toàn sinh học có mức độ bảo vệ cao nhất.

Thiết kế: Tủ này hoàn toàn kín, chỉ cho phép người sử dụng thao tác qua các cửa tay mang găng, với hệ thống lọc không khí hai lần qua bộ lọc HEPA. Mẫu vật được giữ trong một không gian kín và không tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

Ứng dụng: Dành cho các nghiên cứu và thí nghiệm với các tác nhân sinh học cực kỳ nguy hiểm, như vi-rút Ebola, vi-rút HIV, vi khuẩn Bacillus anthracis.

Phân biệt các loại tủ an toàn sinh học (cấp 1, cấp 2, cấp 3) như thế nào?

Khi có quá nhiều loại tủ an toàn sinh học như trên thì làm thế nào để phân biệt các loại tủ an toàn sinh học với nhau? Airtech Thế Long sẽ gửi đến quý khách cách phân loại các loại tủ ATSH cấp I, cấp II, cấp III một cách đơn giản, dễ hiểu nhất như sau

Tiêu chí Tủ an toàn sinh học cấp I Tủ an toàn sinh học cấp II Tủ an toàn sinh học cấp III
Mức độ bảo vệ Bảo vệ người sử dụng và môi trường, nhưng không bảo vệ mẫu thử. Bảo vệ cả người sử dụng, mẫu thử, môi trường. Bảo vệ người sử dụng, mẫu thử và môi trường tối đa
Hình thái dòng khí Dòng khí chỉ đi qua bộ lọc HEPA bảo vệ người sử dụng Dòng khí tạo ra khu vực “vùng an toàn” DÒng khí đóng kín, khí không thể thoát ra ngoài.
Đặc điểm cấu tạo Thiết kế mở, không có cửa kính hoặc lớp bảo vệ kín Thiết kế có cửa kính và cửa trước, dễ dàng thao tác Cấu trúc hoàn toàn kín, có hệ thống áp suất âm
Cấp độ bảo vệ Không bảo vệ mẫu thử. Bảo vệ mẫu thử từ nguy cơ lây nhiễm trung bình. Bảo vệ mẫu thử tối đa với áp suất âm và hệ thống bảo vệ kín.
Chi phí Thấp, vì thiết kế đơn giản hơn Cao hơn cấp I, do tính năng bảo vệ cao hơn. Rất cao, do tính năng bảo vệ rất mạnh và hệ thống phức tạp.

Thông số kỹ thuật của tủ an toàn sinh học 

Airtech Thế Long sẽ gửi đến quý khách chi tiết bảng thông số kỹ thuật tủ an toàn sinh học mà chúng tôi đang phân phối cụ thể như sau:

Giá tủ an toàn sinh học cấp 2, cấp 1 là bao nhiêu?

Airtech Thế Long xin gửi đến quý khách giá tủ an toàn sinh học cấp 2 tham khảo như sau

Đơn vị Xưởng sản xuất Đơn vị thương mại Nhập khẩu
Giá tham khảo 60-100tr tùy từng hãng 60tr-150tr tùy từng hãng 100tr-300tr trở lên tùy từng hãng

Quý khách lưu ý giá bên trên chỉ mang tính chất tham khảo. Giá tủ an toàn sinh học cấp 2 có thể thay đổi tùy vào thương hiệu, kích thước và tính năng của sản phẩm…

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá của tủ an toàn sinh học cấp 2 bao gồm:

  1. Kích thước và dung tích: Tủ lớn hơn hoặc có khả năng chứa nhiều mẫu thử hơn sẽ có giá cao hơn.
  2. Tính năng và công nghệ: Tủ có thêm các tính năng hiện đại như hệ thống lọc HEPA, khả năng điều chỉnh tự động, hệ thống bảo vệ tối ưu, sẽ có giá cao hơn.

Chính vì vậy để biết mức giá tủ an toàn sinh học cấp 2 tại Airtech Thế Long cụ thể, quý khách vui lòng liên hệ qua hotline: 0915293960 để được chúng tôi báo giá tốt.

Mua tủ an toàn sinh học (cấp 1, cấp 2) ở đâu đảm bảo uy tín chất lượng

Trên thị trường hiện nay, không khó để bắt gặp các loại tủ an toàn sinh học khác nhau của nhiều nhà cung cấp. Trong đó chủ yếu là các loại tủ an toàn sinh học nhập từ Trung Quốc, Đài Loan…hoặc do Việt Nam gia công. Giá tủ an toàn sinh học do các đơn vị này phân phối thường có giá rất rẻ chỉ từ vài chục triệu. Tuy nhiên, hiệu quả lọc các loại vi rút, vi khuẩn thường không được như quảng cáo, (thường là không loại bỏ được).

Airtech Thế Long là một trong số ít những đơn vị Việt Nam tự sản xuất được tủ an toàn sinh học các cấp độ từ đơn giản đến phức tạp. Chúng tôi được chuyển giao 100% công nghệ sản xuất từ tập đoàn Airtech Nhật Bản. Chính vì vậy sản phẩm tủ an toàn sinh học của chúng tôi có chất lượng vô cùng tốt. Đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khắt khe trong ngành y tế và các tiêu chuẩn quốc tế. Chúng tôi đã đạt một số tiêu chuẩn chất lượng như: ISO 13485-2016…

Tủ an toàn sinh học có nhiều ưu điểm vượt trội so với sản phẩm tủ an toàn sinh học khác như:

Lọc: ULPA Do Airtech sản xuất trực tiếp, đo test cẩn thận trước khi lắp đặt loại bỏ 99,9995% các hạt bụi mịn kích thước từ 0,12 µm. Bộ lọc này tạo không khí sạch tối thiểu ISO 4 trong khoang làm việc.

Bảng điều khiển thông minh: Với màn hình LED hiển thị những thông số quan trọng như: vận tốc, thời gian, cảnh báo thời gian thực. 

Quạt: Do Airtech tự phát triển, thiết kế tiết kiệm lên đến 30% lượng điện năng khi vận hành.

Kết cấu, kiểu dáng : Khung thép sơn tĩnh điện chắc chắn, lòng trong inox 304 cao cấp cho tủ có độ bền vượt trội. Mặt trước thiết kế nghiêng 10 độ tạo sự thoải mái cho người vận hành

Kính cường lực: Dày đến 5mm hệ thống nâng treo đối trọng, thao tác dễ dàng đóng mở, thao tác.

Tủ được tích hợp đèn UV cao cấp giúp chống lại sự lây lan của các loại vi rút, vi khuẩn.

Tự hào là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm phân phối các loại tủ an toàn sinh học ra thị trường. Airtech Thế Long cam kết đưa đến quý khách những sản phẩm tủ an toàn sinh học chuẩn chất lượng nhật bản, được đo test cẩn thận trước khi xuất xưởng.

Đến với Airtech Thế Long chúng tôi cam kết

Sản phẩm chất lượng chuẩn Nhật Bản, giá thành tận xưởng

Bảo hành lên đến 12 tháng, bảo trì trọn đời 

Hỗ trợ lắp đặt vận chuyển tận nơi, hàng tồn kho có sẵn 

Đo test tại nơi lắp đặt, hỗ trợ hướng dẫn sử dụng

Sản xuất theo kích thước và kỹ thuật yêu cầu, ngay cả với những loại tủ có hàm lượng kỹ thuật cao.

Mua ngay tủ an toàn sinh học của Airtech Thế Long quý khách vui lòng liên hệ qua

CÔNG TY CỔ PHẦN AIRTECH THẾ LONG

Trụ sở chính: Số 144 Phố Việt Hưng, Tổ 3, P. Việt Hưng, Q. Long Biên, Hà Nội

Nhà máy 1: KCN Tân Quang, xã Tân Quang, H.Văn Lâm, Hưng Yên

Nhà máy 2: Lô đất IN9.4, đường số 1, khu công nghiệp Cẩm Điền – Lương Điền, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, Việt Nam

Nhà máy 3: E5/34A, Đường Liên Ấp 5.6, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hotline: 0915.283.960

Email: info@thelong.com.vn

Tủ an toàn sinh học

Tủ an toàn sinh học cấp 2

Thiết bị phòng thí nghiệm

Tủ an toàn sinh học cấp II A2

Thiết bị phòng thí nghiệm

Tủ an toàn sinh học cấp II B2

Thiết bị phòng thí nghiệm

Tủ an toàn sinh học tiêu chuẩn xuất khẩu